Ngày Thứ Năm – Nhà Thiết Kế Có Một Cái Tên

Ngày Thứ Năm – Nhà Thiết Kế Có Một Cái Tên

Bạn có bao giờ nghe về Đấng Sáng Tạo? Tên Ngài là gì?
Có lẽ cái tên đó chẳng khiến bạn ngạc nhiên: Đấng Sáng Thế này có cái tên rất quen thuộc: Đức Chúa Trời (Thiên Chúa).

Bạn có thể có quan điểm riêng của bạn về Đức Chúa Trời.
Hãy đọc tiếp để tìm ra liệu hình ảnh mô tả này có dựa trên sự hiểu biết đúng đắn.
Hãy bày tỏ ý kiến chứ đừng chỉ chấp nhận điều sẽ được viết ra. Đảm bảo rằng bạn sẽ tự mình tìm ra được sự thật về Đức Chúa Trời bằng cách dành thời gian để khám phá bản chất của Ngài. Hãy cởi mở và đừng để những định kiến của bạn và những gì bạn thừa hưởng từ người khác giới hạn nghiên cứu của bạn.

Tại sao Đức Chúa Trời lại không tự tỏ mình ra?

Bạn có thể băn khoăn tại sao con người không thể nhìn thấy Đức Chúa Trời? Có lẽ sẽ dễ hơn nếu biết Ngài là ai. Nhưng điều đó làm sao có thể xảy ra được? Ngài là Đấng Tối Cao. Nếu như mặt trời đã rất khó để nhìn mà không bị mù, vậy thì càng khó hơn nếu muốn quan sát Đức Chúa Trời, Đấng đã tạo nên mặt trời, mà lại không bị ‘mù’ phải không?

Ngoài ra, nếu chúng ta có thể nhìn thấy Đức Chúa Trời tận mắt, thì sự tự do chọn lựa của chúng ta sẽ không có nhiều sự lựa chọn. Bạn có thể tự động vâng lời Ngài. Chỉ khi không có sự hiện diện mà bạn có thể nhìn được bằng mắt thì bạn mới là chính mình. Điều này hơi giống với việc một đứa trẻ nhỏ ở nhà một mình khi bố mẹ không ở nhà … thì chúng sẽ lựa chọn làm điều gì?

Vũ trụ được tạo dựng có trật tự và có tổ chức. Những quy luật của nó cũng áp dụng “đúng” và “sai.” Mỗi người đều có ý thức về điều nào tốt điều nào xấu. Nếu Đức Chúa Trời là Đấng thiết kế ra những quy luật này thì Ngài chính là Đấng công bình. Ngài không thể tha thứ cho bất kỳ sai lầm nào mà không có sự đền bù –nếu Ngài làm vậy, bất kỳ ai cũng có thể cầu xin Ngài đối xử tương tự và hậu quả có thẻ là tất cả những điều sai trái sẽ bị bỏ qua và sự bất công lại chiếm ưu thế.

Cho dù lớn hay nhỏ, bất kỳ vi phạm nào cũng đồng nghĩa với việc bạn phải chịu trách nhiệm cho những hậu quả của những vi phạm này.

Vì mọi người đều có xu hướng lựa chọn độc lập vì lợi ích của chính họ, mọi người sẽ làm ngơ Đấng Sáng Tạo của họ dù sớm dù muộn. Ngay cả sự bất tuân lệnh nhỏ nhất, những sai lầm nhỏ nất cũng sẽ khiến bạn ô uế và bạn không thể nào đối diện với sự hoàn hảo và công bình của Đức Chúa Trời.

Nếu bạn sẵn sàng chấp nhận rằng có một Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Dựng nên muôn loài, thì bạn có thể nhận biết sự hiện diện của Ngài thông qua những tạo vật và những quy luật tự nhiên mà Ngài đã tạo ra.

Kế hoạch vĩ đại nhất

Hậu quả của sự tự do lựa chọn, dường như là một thảm kịch. Vì loài người sẽ bất tuân những quy luật của Đức Chúa Trời, và vì thế sẽ không thể nào giữ được sự công chính trước sự hiện diện của Ngài.

Giải thích kỹ hơn: sự bất tuân theo kế hoạch của Đức Chúa Trời sẽ đem lại hậu quả là sự đoán phạt. Một vài người phải chịu trách nhiệm cho việc sát hại hàng trăm hàng ngàn người. Rõ ràng là họ sẽ bị trừng phạt. Nhưng đâu là ranh giới giữa tội nhỏ và tội lớn?

Như đã giải thích từ trước, Đấng Sáng Thế tức Đức Chúa Trời của chúng ta là không thể bị mua chuộc, “đen và trắng lẫn lộn”. Bởi vì ý chí tự do của họ, những tạo vật của Ngài có xu hướng lựa chọn vì lợi ích của họ, họ muốn được độc lập. Họ muốn chịu trách nhiệm về chính cuộc đời họ.

Ngay cả sự bất tuân lệnh nhỏ nhất, làm điều gì đó sai trái trong cuộc sống, cũng sẽ khiến bạn không còn trong sạch và không thể đối diện Đức Chúa Trời thánh khiết và hoàn hảo. Chẳng có cách nào để bạn có thể tự mình sửa chữa được vấn đề này.

Nhưng nếu Đức Chúa Trời, Đấng Sáng Tạo nên bạn, quan tâm về bạn thì sao? Bạn chính là tạo vật của Ngài. Ngài dựng nên bạn!

Nếu Ngài tạo ra toàn thể vũ trụ này để bày tỏ sự vĩ đại của Ngài tới mọi tạo vật, thì Ngài cũng muốn giúp đỡ bạn đúng không?

Nếu như Đức Chúa Trời muốn chia sẻ về Ngài với bạn thì sao? Lý do không phải là Ngài cần phải làm vậy mà bởi vì Ngài yêu thương bạn.

Vậy thì vấn đề này có thể được giải quyết không? Hãy đọc để bạn khám phá thêm những chi tiết của kế hoạch vĩ đại nhất dành cho cả thế gian.

Không có sự cân bằng về Điều Tốt Và Điều Xấu

Nếu ai đó khiến người khác tổn thương, mối quan hệ giữa hai người này sẽ bị ảnh hưởng. Một lời xin lỗi có thể hàn gắn được, nhưng nếu có gì đó bị đổ vỡ, thì phải có sự đền bù. Điều tương tự cũng áp dụng với việc ai đó vi phạm luật pháp, có nghĩa là người phạm tội phải nộp tiền phạt nếu không sẽ bị bỏ tù. Vi phạm càng lớn, thì sự trừng phạt càng nghiêm trọng.

Với Đức Chúa Trời thì khác – Ngài mong muốn có một mối quan hệ vĩnh viễn và trung tín. Chúng ta chỉ là con người thật khó có thể đáp ứng được tiêu chuẩn này. Thành thật mà nói, nhân loại có những thiếu sót và thường suy nghĩ và hành động theo lợi ích của chính họ.

Với Đức Chúa Trời, không có sự cân bằng giữa điều tốt và điều xấu –Ngài mong muốn có một mối quan hệ chung thủy giữa Ngài và bạn. Tuy nhiên chúng ta hay bị dụ dỗ phục vụ cho những mục đích khác như là tiền bạc, địa vị, quyền lực, gia đình và những mối quan hệ khác đưa chúng ta đi xa khỏi mối quan hệ với Đức Chúa Trời hết lần này đến lần khác.

Vậy nên chúng ta không thể nào đáp ứng những mong muốn trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Bạn đã bao giờ gặp được người nào hoàn hảo chưa? Ai đó luôn làm điều đúng và không bao giờ làm tổn thương người khác? Khi bạn càng biết rõ về người đó, bạn sẽ nhận ra rằng người đó cũng có những thiếu sót, và anh ấy hay cô ấy thường xuyên nghĩ đến lợi ích cá nhân.

Nhân loại không thể đáp ứng được tiêu chuẩn về sự hoàn hảo trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không thể tha thứ cho những sai lầm mà chúng ta phạm phải vì nếu làm vậy Ngài không còn là Đấng công bình. Vậy làm thế nào vấn đề này có thể được giải quyết đây?

Hãy suy nghĩ những điều này hôm nay:

Bạn có nhận ra vấn đề này không? Có ai đó thực sự tôn kính Đức Chúa Trời? Hay là mọi người chỉ quan tâm đến lợi ích của chính họ?

  • Làm thế nào bạn có thể sửa chữa được những thiếu sót, những sai lầm của việc bất tuân lời Đức Chúa Trời?
  • Làm thế nào bạn có thể phù hợp với kế hoạch lớn này?

Hãy suy nghĩ về những điều này trong suốt thời gian còn lại của hôm nay và quay lại vào ngày mai!

Tiếp tục đọc Ngày Thứ Sáu