Cuộc đời của Đức Chúa Giê-xu

Cuộc đời của Đức Chúa Giê-xu

Như những gì bạn đã đọc, Đức Chúa Trời quyết định sai Con Một của Ngài xuống thế gian và sống như một con người.

Đức Chúa Giê-xu (còn được gọi là Đấng Christ có nghĩa là Vua hoặc là Đấng Mê-si) sinh vào khoảng 2000 năm trước đây. Bạn có thể đọc thêm trong sách Lu-ca trong Kinh Thánh.

Trong ba mươi năm đầu, Đức Chúa Giê-xu sống một cuộc sống bình thường theo truyền thống của người Do Thái, Ngài làm công việc của một thợ mộc. Trong khoảng thời gian này, toàn bộ đất nước Y-sơ-ra-ên nằm dưới sự cai trị của đế quốc La Mã trong thời của hoàng đế Ceasar, bao gồm cả làng Bết-lê-hem nơi Đức Chúa Giê-xu giáng sanh, và Na-xa-rét nơi Ngài lớn lên.

Vào năm Ngài 30 tuổi, Đức Chúa Giê-xu bắt đầu chức vụ giảng dạy cho dân chúng và thi hành một số phép màu đã được ghi chép lại, nhưng Ngài vẫn chưa bao giờ đi quá 200 dặm kể từ nơi Ngài được sinh ra. Trong khoảng thời gian hơn 3 năm, danh tiếng của Đức Chúa Giê-xu lan rộng khắp đất nước Do Thái. Tổng đốc La Mã là người cai trị các tỉnh của Y-sơ-ra-ên và những lãnh đạo Do Thái (lãnh đạo tôn giáo) đã để ý đến Ngài. Những sứ điệp quan trọng của Đức Chúa Giê-xu bao gồm.

Đức Chúa Trời yêu thương bạn và ở cùng bạn. God loves you and is with you

  • Hãy yêu thương người khác
  • Giá trị của mỗi người và mọi người là vô cùng to lớn
  • Tin lành: vương quốc của Đức Chúa Trời sẽ đến thế gian
  • Thực tế của sự đoán phạt là lên thiên đàng hoặc xuống hỏa ngục
  • Đức Chúa Trời tha thứ cho những ai biết tha thứ

Hành động gây ra nhiều tranh luận nhất của Chúa Giê-xu đó là Ngài liên tục lặp lại Ngài là Đức Chúa Trời, đây là một sự vi phạm trực tiếp luật của người Do Thái. Vì thế các lãnh đạo tôn giáo yêu cầu chính phủ La Mã xử tử Ngài. Trong mỗi lần xét xử, chính phủ La Mã biết rằng Ngài không vi phạm bất kỳ luật lệ nào của La Mã. Thậm chí kể cả các lãnh đạo người Do Thái cũng nhận ra rằng ngoại trừ việc Ngài tuyên bố mình là Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Giê-xu cũng tuân theo luật Do Thái một cách tuyệt đối.

Nhưng những lãnh đạo tôn giáo lợi dụng sự thù hận về chính trị đã thuyết phục Phi-lát, quan tổng đốc tỉnh phía Nam của Y-sơ-ra-ên, cho phép tử hình Chúa Giê-xu.

Đức Chúa Giê-xu bị tra tấn một cách dã man và sau đó bị đóng đinh vào hai tay và treo lên thập tự. Hình thức xử tử này ngăn không khí đi vào phổi của Ngài và giết chết Ngài trong vòng 3 giờ đồng hồ. (Hãy đọc trong Kinh Thánh Lu-ca 22)

Tuy nhiên theo hơn 500 nhân chứng, Đức Chúa Giê-xu đã từ kẻ chết sống lại sau đó ba ngày, và hơn 40 ngày tiếp theo Ngài đi các tỉnh miền nam và miền bắc của Y-sơ-ra-ên. Đối với mọi người, đây là bằng chứng để xác định tuyên bố Ngài là Đức Chúa Trời chính là sự thật. Sau đó Đức Chúa Giê-xu quay trở lại Giê-ru-sa-lem, thành phố mà Ngài đã bị xử tử hình và theo các nhân chứng, Ngài rời khỏi thế gian bằng cách thăng thiên. (Đọc trong Kinh Thánh; sách Công Vụ 1)

Kết quả của những sự kiện màu nhiệm này đó là, số người tin theo Ngài tăng lên nhanh chóng. Chỉ một vài tháng sau cũng trong thành Giê-ru-sa-lem, một bản ghi chép nói rằng có khoảng 3000 người tin theo Ngài được thêm vào Hội Thánh chỉ trong 1 ngày. Những lãnh đạo tôn giáo phản ứng bằng cách đàn áp, bắt bớ những kẻ theo Chúa Giê-xu. Nhiều người trong số đó thà chọn cái chết chứ không từ bỏ niềm tin rằng Đức Chúa Giê-xu thực sự chính là Đức Chúa Trời.

Trong vòng 100 năm, người dân trong đế chế La Mã (vùng Tiểu Á, Châu Âu) trở thành môn đồ của Chúa Giê-xu. Vào năm 325 Sau Công Nguyên, Cơ Đốc Giáo, tôn giáo của những người theo Chúa Giê-xu trở thành tôn giáo chính thức dưới thời của hoàng đế La Mã Constantine. Trong vòng 500 năm, kể cả những đền thờ thần Hy Lạp cũng biến thành những nhà thờ cho những môn đồ Chúa Giê-xu. Mặc dù một vài sứ điệp và lời dạy dỗ của Chúa Giê-xu bị lu mờ, hoặc là bị sai lệch trải qua sự mở rộng tổ chức tôn giáo, nhưng những lời của Chúa Giê-xu và đời sống của Ngài vẫn có ảnh hưởng lớn đối với họ.

Xem thêm về Chúa Giê-xu, Con Đức Chúa Trời

Quay lại trang các đường link và thông tin thêm

Một vài câu Kinh Thánh thông dụng

Một vài câu Kinh Thánh thông dụng

Tình Yêu Thương Của Đức Chúa Trời Giăng 3:16 “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã...
Lễ Báp-têm

Lễ Báp-têm

Lễ Báp-têm là một "dấu hiệu bề ngoài" tỏ ra với người khác rằng bạn là một môn đồ thực...
Kinh Thánh, Cuốn Sách đến từ Đức Chúa Trời

Kinh Thánh, Cuốn Sách đến từ Đức Chúa Trời

Kinh Thánh không chỉ là một cuốn sách. Trên thực tế, Kinh Thánh không chỉ là một cuốn sách, mà...
Hội Thánh

Hội Thánh

Khi bạn trở thành một Cơ Đốc Nhân, bạn nên đến một Hội Thánh địa phương. Nếu như không có...
Giê-xu Con Đức Chúa Trời

Giê-xu Con Đức Chúa Trời

Tại sao Đức Chúa Giê-xu được gọi là “Con Đức Chúa Trời”? Chính Đức Chúa Giê-xu đã nói rằng Ngài...
Đức Thánh Linh

Đức Thánh Linh

Kinh Thánh dạy rằng Đức Chúa Trời gồm có ba ngôi. Còn được gọi là Đức Chúa Trời Ba Ngôi....
Cuộc đời của Đức Chúa Giê-xu

Cuộc đời của Đức Chúa Giê-xu

Như những gì bạn đã đọc, Đức Chúa Trời quyết định sai Con Một của Ngài xuống thế gian và...
Cầu Nguyện

Cầu Nguyện

Cầu nguyện là nói chuyện với Đức Chúa Trời. Mặc dù Đức Chúa Trời không thường trả lời trực tiếp...

Comments are closed.